Ngành truyền thông đa phương tiện là gì? Vì sao ngành truyền thông lại hot hiện nay?

Hiện nay truyền thông phát triển chóng mặt cùng với sự phát triển của công nghệ. Tầm quan trọng của truyền thông ngày càng được chú trọng hơn. Truyền thông và xây dựng hình ảnh cũng là một phần trong chiến dịch Marketing của mỗi công ty/ thương hiệu.

Truyền thông đa phương tiện là gì?

Truyền thông đa phương tiện là ngành tích hợp kiến thức giữa báo chí – truyền thông và công nghệ thông tin để sáng tạo, xây dựng, thiết kế những sản phẩm ứng dụng đa phương tiện trong lĩnh vực truyền thông như báo chí, truyền hình, quảng cáo, sản xuất phim và các lĩnh vực giải trí khác.

Truyền thông đa phương tiện cũng là nền tảng quan trọng phục vụ cho các lĩnh vực marketing, truyền thông, quảng cáo, giáo dục và giải trí.

Tại Việt Nam, Truyền thông đa phương tiện là một trong những ngành giàu sức hút và bắt kịp thời đại hiện nay. Tiến bộ của công nghệ thông tin đã thu hẹp nhanh chóng khoảng cách giữa Việt Nam và các cường quốc công nghệ khác

Vì sao ngành truyền thông lại hot hiện nay?

Trước đây PR chỉ dành cho những thương hiệu lớn, nguồn kinh phí khủng và có tầm nhìn thương hiệu lâu dài mới sử dụng công cụ này. Tuy nhiên với việc phát triển những kênh truyền thông miễn phí như mạng xã hội, forum, diễn đàn và nhiều trang thông tin miễn phí khác được tạo ra để dịch vụ tiếp cận với công chúng mục tiêu của nó.

Học ngành Truyền thông marketing, sinh viên có nhiều cơ hội việc làm trong nhiều lĩnh vực:

– Lĩnh vực quảng cáo: Giám đốc Quảng cáo, Chuyên viên quảng cáo, Nhân viên bán hàng

– Lĩnh vực marketing trực tuyến: Marketing qua mạng, Marketing kỹ thuật số, Marketing mạng xã hội

– Lĩnh vực quan hệ công chúng: Chuyên viên quan hệ công chúng, Chuyên viên tổ chức sự kiện

– Lĩnh vực truyền thông: Giám đốc truyền thông, Chuyên viên truyền thông, Giám đốc truyền thông thương hiệu, Chuyên viên tư vấn truyền thông chiến lược

Truyền thông Đa phương tiện đang là một trong những ngành học có nhiều cơ hội nghề nghiệp nhất hiện nay. Đa dạng các nghề nghiệp, công việc mà sinh viên sau khi tốt nghiệp có thể đảm nhiệm được như: Quản lý, biên tập viên, cán bộ quản lý nội dung báo chí, phim quảng cáo, phim hoạt hình; Chuyên viên thiết kế sản phẩm truyền thông đa phương tiện tại  các công ty truyền thông, quảng cáo, đài truyền hình, nhà xuất bản; Chuyên gia thiết kế xây dựng các trò chơi điện tử; Chuyên gia thiết kế, xây dựng website: thiết kế giao diện, thiết kế chức năng, xây dựng nội dung (tại các công ty phát triển phần mềm, xây dựng website); Chuyên gia thiết kế đồ họa, mô phỏng: ứng dụng trong y học, công nghiệp, du lịch, dịch vụ, giáo dục… (tại các công ty về thiết kế đồ họa)…

Ngành truyền thông được mở rộng, học truyền thông có thể làm được nhiều ngành nghề khác nhau nên có thể lựa chọn lĩnh vực truyền thông phù hợp với mình.

Để làm được ngành truyền thông cần những yếu tố nào?

Thứ nhất, ngành Truyền thông đa phương tiện cần bạn có khả năng viết lách, năng khiếu thẩm mỹ, yêu cái đẹp và nhạy cảm với cuộc sống. 

Ngoài các kiến thức nền tảng về mỹ thuật và công nghệ thông tin, kiến thức chuyên sâu và các kỹ năng báo chí cũng cần thiết để viết các ấn phẩm báo chí, biên tập sách báo, nội dung cho video và website..

Nhạy cảm với cuộc sống sẽ là một yếu tố quan trọng giúp bạn khai thác các đề tài gắn liền với cuộc sống xung quanh, dễ có được thiện cảm nơi độc giả và công chúng tiếp cận các sản phẩm truyền thông của bạn.

Thứ hai, người làm truyền thông đa phương tiện cần SÁNG TẠO và luôn hướng đến những yếu tố mới.

Kinh tế ngày càng phát triển, hoạt động vui chơi, giải trí của con người cũng ngày càng nâng cao. Nhiệm vụ của các chuyên viên truyền thông phải sáng tạo không ngừng, thường xuyên tạo ra các yếu tố mới để quảng bá thương hiệu từ đa dạng các sản phẩm…từ đó giúp khách hàng ghi nhớ hình ảnh, thương hiệu, sản phẩm của mình tạo ra thì mới đáp ứng tốt nhất yêu cầu của nền công nghiệp sáng tạo và giải trí hiện đai.

Yếu tố tiếp theo là phải chăm chỉ, nhẫn nại và chịu khó tìm tòi.

Ngoài các công cụ, phần mềm thông dụng bạn cần phải chăm chỉ, nhẫn nại vì sẽ được học rất nhiều kỹ thuật chuyên ngành nâng cao như : kỹ thuật thiết kế đồ họa 2D,3D, kỹ thuật xử lý hình ảnh, âm thanh, video, kỹ năng thiết kế… Hầu hết các nhà thiết kế truyền thông đa phương tiện đều có thể sử dụng thành thạo nhiều loại phần mềm, nhưng do nhu cầu công việc đòi hỏi tính chuyên môn hoá cao, mỗi người thường tập trung kỹ năng thao tác hàng ngày vào một số phần mềm nhất định, vì thế cần chịu khó tìm tòi để có thể khai thác triệt để các chức năng của một phần mềm nào đó để dễ dàng đem lại hiệu quả công việc.

Thường xuyên tham gia các chương trình hội thảo, tọa đàm với những chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực truyền thông – báo chí…để các bạn luôn sẵn sàng và tự tin hội nhập, khẳng định bản thân trong môi trường làm việc hiện đại năng động.

Nguồn: ATP Software


Gọi điện ngay