Growth Hacking và Full Stack Marketer khác nhau như thế nào? Cách để trở thành họ!

Growth Hacking là gì? Growth Hacker là gì?

Growth hacking là kĩ thuật Marketing được phát triển bởi Startup. Họ sử dụng sự sáng tạo, tư duy phân tích, và các Social Metric để gây được sự chú ý từ cộng đồng nhằm bán sản phẩm, tăng số lượng user,…
Về Growth hacker là gì thì dễ thôi cùng phân tách từng chữ cho dễ hiểu nhé!

“Growth” dịch đơn giản là sự phát triển.

“Hacker” theo một cách định nghĩa, từ này có nghĩa là lập trình viên – những người xây dựng các tính năng khuyến khích sự tăng trưởng viral của sản phẩm. Tuy nhiên, từ này còn được nghĩ với nghĩa là “hacker” theo hướng biểu trưng hơn. Một “hacker” là một người suy nghĩ không quan tâm đến các quy tắc, và phát hiện ra cách thức mới để giải quyết vấn đề. Bằng cách này, một growth hacker cần phải sáng tạo trong quá trình phân tích.

Một growth hacker sử dụng các công cụ nào?

Nó có thể coi là một phần của hệ sinh thái Online Marketing. Đây là một danh sách các chiến thuật chính mà phần lớn các growth hacker sử dụng:

  • Viral Acquisition: Tận dụng các tính năng đã được xây dựng để khuyến khích người dùng hiện có chia sẻ sản phẩm với người dùng mới.
  • Paid Acquisition:  Có rất nhiều loại. Một vài cái tên về công cụ tiếp thị tìm kiếm là: Google AdWords; Facebook ads; display ads; mobile ads; radio, TV, OOH (out-of-home) và nhiều loại khác đều có thể là một phần của kho vũ khí – nhưng những công cụ này không cung cấp đầy đủ và chính xác các nguồn khách hàng cho hầu hết các growth hacker. Và cuối cùng là Tiếp thị liên kết (affiliate marketing) hay cung cấp các ưu đãi cho các nhà tiếp thị của bên thứ ba để họ quảng cáo sản phẩm và chia hoa hồng.
  • Call Centers / Sales Teams: Chắc chắn việc xây dựng một đội ngũ bán hàng không được tính là “growth hacker”, nhưng gần đây một xu hướng mới đang nổi lên: tận dụng nguồn lao động chi phí thấp bên ngoài để hỗ trợ cho những nỗ lực của các công ty khởi nghiệp. Những người lao động có thể làm bất cứ điều gì từ gửi mail đến khách hàng tiềm năng của bạn đến tạo ra hàng trăm trang thân thiện với SEO. Trong trường hợp này tôi sẽ xem xét đó là một hình thức của “Growth hacking.”
  • Content Marketing: Tận dụng các bài blog, infographics, và viral video để tăng độ nhận diện thương hiệu và lưu lượng truy cập trang web. Biến những khách truy cập thành người dùng.
  • E-mail Marketing: Nếu bạn tin rằng công việc của một growth hacker không chỉ là tăng số lượng người dùng/ khách hàng mới mà còn giữ họ hoặc khuyến khích họ chi thêm nhiều tiền, thì khi đó e-mail marketing là một phần quan trọng trong kho vũ khí của growth hacker.
  • Search Engine Optimization (SEO): Bạn đừng để bị lừa. Hầu hết xu hướng của các sách SEO và các bài viết nói về SEO đều rất khác so với những gì mà các công ty khởi nghiệp làm SEO. Các công ty khởi nghiệp sử dụng hiệu quả khi xây dựng cơ sở hạ tầng có khả năng mở rộng áp dụng cho hàng chục ngàn hay hàng triệu trang. Phần lớn các lý thuyết SEO trên web tập trung vào xếp hàng cho chỉ 5-10 từ khóa.
  • A/B testing và Analytics: Mặc dù đây không phải là một phương pháp thu nhận (acquisition), ở đây cũng không có sự nghi ngờ trong việc phân tích các dữ liệu lớn và A/B testing giúp growth hacker cải thiện sự thu nhận và quá trình chuyển đổi phễu (funnel).

Tất nhiên có hàng chục bài viết cụ thể cho từng đối tượng trên. Mình nghĩ là bạn nên đọc các bài viết chi9 tiết cho từng hoạt động trên để hiểu sâu hơn nếu quan tâm. Trong phạm vi bài này thi mình chỉ dừng lại ở những khái niệm tổng quan để các bạn hiểu rõ và phân biệt Growth Hacker và Full Stack Marketer thôi!

Full Stack Marketer là gì?

Để hiểu Full Stack Marketer là gì thì chúng ta cũng đi phân tách từng từ để tìm hiểu như sau:

Khái niệm “full-stack” có nguồn gốc từ thế giới phần mềm. Full-stack là những người có kiến thức và kinh nghiệm để làm việc ở tất cả các “stack” – khía cạnh – của nền tảng phát triển phần mềm, phát triển web.

Full Stack Marketer có thể làm việc trên một phạm vi rất rộng của marketing từ SEO, UX tới thiết kế Facebook Ads, Googole Ads,…

Điểm khác biệt của Full Stack Marketer là sự xuất sắc của họ thông qua hjanh động cụ thể, có kiến thức thực tế chứ không chỉ dừng lại ở mức độ hieur lý thuyệt chung chung. Từ lý thuyết đến thực thi họ đều ok cả nhé!

Full stack marketer đồng nghĩa bạn phải có có kiến thức cơ bản về:

  • Infrastructure bao gồm website, hosting, domain, hệ thống CRM, HTML/CSS, Javascript, thậm chí PHP hoặc query để truy xuất dữ liệu database,v.v… Và tùy công việc mà bạn có thể còn phải dính vào các hệ thống CRM, ERP hoặc POS của công ty đó.
  • Analytics bao gồm việc hiểu và biết các sử dụng các công cụ phân tích (như Google Analytics), biết cách cài đặt, biết cách rút trích dữ liệu và dựa vào các dữ liệu đó để đưa ra các phân tích phù hợp.
  • Content bao gồm việc quen thuộc với các loại content của web, video, social, ads, v.v… có thể đưa ra định hướng content trên các platform khác nhau và nếu có thể tự thực thi được thì còn tốt hơn nữa. Đồng thời bạn cũng phải hiểu được các kênh paid, own, earned để có thể truyền tải nội dung mình tạo ra một cách hiệu quả nhất. Đây bao gồm luôn cả việc thông thạo các kênh quảng cáo.
Danh sách các kỹ năng của Full Stack Marketer

Theo báo cáo của “Professional Skills Census 2018” của the IDM nghiên cứu những kỹ năng đang được các marketer sử dụng trong việc hàng ngày và những kỹ năng mà họ mong muốn phát triển sự nghiệp.

5 nhóm chuyên môn sau:

  • Content/ Creative
  • Data
  • Direct/ Digital
  • Management
  • Strategy/ Planning

Top 10 kỹ năng Digital Marketing:

  1. Project management
  2. Communications planning & strategy
  3. Customer/ user experience
  4. Email marketing
  5. Data analytics & reporting
  6. Analysing customer data/ insight
  7. Optimising campains
  8. Client/stakeholder managerment
  9. Social media
  10. Briefing & evaluating vreative work

– Trích trong Sách “Full-Stack-Marketers” – Vũ Văn Hiển –

Sự khác nhau giữa Growth Hacker và Full Stack Marketer |EBOOK|

Bản chất của Full Stack Marketer hay Growth Hacker theo mình thấy thì đều hướng tới sự tăng trưởng của sản phẩm, công ty (tăng trưởng về người dùng, về doanh thu, về thị trường) nên mối tương quan nó sẽ nằm ở mục tiêu tăng trưởng.

Bất cứ ai xác định mình là một trong hai người này có lẽ là một nhà tiếp thị kỹ thuật số nhanh nhẹn, định hướng dữ liệu, có khả năng thực hiện nhanh chóng và đáp ứng với môi trường thay đổi nhanh chóng của một công ty tăng trưởng, tuy nhiên, phong cách và kỹ năng của họ sẽ khác nhau.

Dựa trên các cuộc trò chuyện điều tra của Lizdolinskivới các nhà sáng lập, nhà tiếp thị, nhà tuyển dụng và nhà đầu tư, đây là một sự khác biệt bạn có thể nhận thấy.

Nguồn:ATP Software


Gọi điện ngay